Tìm hiểu về quy trình sản xuất kính, thủy tinh

Kính, thủy tinh được sản xuất như thế nào là điều khiến nhiều người tò mò. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ công nghệ chế tạo thủy tinh vô cùng thú vị. Bài viết dưới đây, sẽ đem đến cho bạn những thông tin thú vị về quy trình sản xuất kính, thủy tinh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Một số nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh

Giới thiệu về kính, thủy tinh

Kính hay kiếng là tên gọi dân gian được lưu truyền lâu đời và được nhiều người biết đến. Sau đó, chúng có tên gọi là thủy tinh. Đây được xem là loại chất rắn vô định hình đồng nhất và có chứa gốc silicat, trộn lẫn với nhiều tạp chất khác nhau để tạo nên tính chất phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Thủy tinh, kính, kiếng thường có màu trong suốt và không bị han gỉ. Độ cứng tốt, khả năng chống cháy, chống ẩm, không bị axit ăn mòn cao. Tuy nhiên, chúng lại khá dễ vỡ khi xảy ra va chạm. Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định nhưng chúng có tính ứng dụng cao trong thực tế. Có rất nhiều đồ dùng sử dụng trong gia đình được sản xuất từ thủy tinh như cốc, chén, đĩa, bát, chai, lọ, bóng đèn, ống thu hình, gương,…

Kính là vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Kính có nhiều đặc điểm và ưu thế nổi bật nên rất được lòng người tiêu dùng. Bên cạnh đặc tính trong suốt, kính còn có giá thành hợp lý, dễ tạo thành nhiều hình khối khi nóng chảy, khả năng chịu nhiệt tốt và khả năng tái chế vô hạn. 

Hiện nay, để khắc phục các nhược điểm của thủy tinh, các loại kính cường lực và kính dán được sản xuất ra giúp đem lại sự an toàn cao hơn cho người sử dụng.

Mô phỏng giai đoạn sản xuất thủy tinh

Quy trình sản xuất kính, thủy tinh

Kính, thủy tinh là sản phẩm được sản xuất dựa vào một quy trình nhất định. Quy trình này đòi hỏi tính nhất quán và đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Giai đoạn 1: Nấu thủy tinh

Nấu thủy tinh là công đoạn quan trọng đầu tiên trong giai đoạn sản xuất kính. Giai đoạn này sử dụng 3 nguyên liệu chính là Cát – chứa chủ yếu silicon dioxide (SiO2), đá vôi và natri cacbonat (Na2CO3). Đây là 3 loại nguyên liệu cốt lõi để sản xuất nên thủy tinh. Kỹ thuật viên đưa silicon dioxide trộn lẫn với các chất khác theo một tỷ lệ nhất định rồi đưa vào nung chảy. Sau khi nung nóng và cho ra thành phẩm, hỗn hợp này được gọi là thủy tinh – aluminosilicate. Thủy tinh là sản phẩm cuối cùng có chứa nhôm, silic, oxi và ion natri.

Một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quy trình sản xuất thủy tinh đó chính là Ion Natri.

Thủy tinh khi ra thành phẩm

Giai đoạn 2: Trao đổi ion

Aluminosilicate ngay từ ban đầu đã chứa rất nhiều ion natri, chính vì thế cần phải thực hiện quá trình trao đổi ion từ natri thành ion kali. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành nhúng tấm kính này vào bồn chứa ion Kali. Để thay thế natri bằng kali, người ta sẽ bẻ gãy các liên kết của natri với tấm kính. Bồn chứa kali phải cực nóng và có nhiệt độ cao, bồn phải đạt đến nhiệt độ 400 độ C.

Các liên kết giữa ion Natri với kính sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn ở nhiệt độ 400 độ C còn Kali vẫn còn duy trì liên kết được, vì khối lượng nguyên tử kali nặng hơn natri. Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình này, tấm kính thủy tinh đã chứa đầy ion kali, tạo nên bề mặt kính cứng chắc và bền vững.

Qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về quy trình làm kính thủy tinh. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy theo dõi chúng tôi cũng như chia sẻ những thông tin này và đón chờ những bài viết sau nhé! Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với SUNDOOR qua các hình thức sau:

Văn phòng: Tòa nhà Vinahud, Trung Yên 9, Cầu Giấy, Hà Nội.

  • Hotline: 0917 272 423.
  • Website: https://sundoors.vn/.  
  • Nhà máy sản xuất: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.

 

 

Bài viết Tìm hiểu về quy trình sản xuất kính, thủy tinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày SUNDOORS.VN.



source https://sundoors.vn/tim-hieu-ve-quy-trinh-san-xuat-kinh-thuy-tinh/

Nhận xét